Năm 2014, Báo Tuổi trẻ có 1 bài tựa đề: Một “Bình thường” khác thường đề cập đến cuộc suy thoái kinh tế năm 2007 – 2008 rồi đến tình hình khó khăn vật vã, lạ lẫm, năm 2010 người ta cảm nhận được thế nào là “New normal”, tức “Bình thường mới”.
Nữa đầu năm 2008, Việt Nam bị ảnh hưởng do dòng vốn vào ồ dạt, làm cho lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại. Việt nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Tháng 3/2008, Chính phủ Việt Nam công bố 8 nhóm giải pháp vực dậy nền kinh tế và có tác dụng, lạm phát giảm, mức giá dao động trung bình 3 tháng bắt đầu giảm từ tháng 5/2008 và xuống mức âm ở tháng 11/2008.
Năm 2020, tờ Tuổi trẻ tiếp tục đề cập: Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “Bình thường mới?”
Thật ra, mỗi chúng ta nếu có thể nói là đã thích nghi với Bình thường mới từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, duy có khác 2020 này đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi “Những quan niệm mới về sức khoẻ”, đến “Những ảnh hưởng kinh tế xã hội sâu sắc” rồi việc “Chuyển đổi số trở thành điều cốt lõi”.
Suy thoái kinh tế tác động đến một người bình thường là đời sống khó khăn, chi tiêu sẽ giảm tối thiểu, còn COVID-19 một mặt gây ra sự khó khăn gấp nhiều lần nhưng cũng tạo ra những thoái quen “online” không quay về quỹ đạo cũ.
Đó là những phân tích tầm Vĩ mô. Còn bạn, một con người tầm Vi mô?
“Cuộc sống đã trao cho ta một số phận không thể nào khác, thế nhưng số phận đó vẫn tươi đẹp biết bao”
Nếu vòng quay Vĩ mô về Bình thường mới là 3 năm, 5 năm hay 10 năm thì trong giới hạn Vi mô của cá nhân bạn, mỗi ngày bạn phải thích ứng với “Bình thường mới”. Điều đó bắt buộc “Ta phải học cách khám phá tất cả lựa chọn và khả năng mà mình phải đối diện trong 1 thế giới phức tạp và biến đổi.”
Một sự thoả mãn nhất thời nếu kéo dài thì có thể trở thành hạnh phúc.
Hành trang cho một hành trình mới, bạn có những người yêu thương mình – hãy trân quý họ. Bạn có những người không thích mình – hãy chứng tỏ cho họ bạn có bản lĩnh.
Hành trình mới, bạn bỏ ống heo: 01 cho xã hội sự chính trực – lắng nghe – cầu thị, 01 cho gia đình sự yêu thương và 01 cho chính mình lòng vị tha.