Chuyển đổi số ngành y tế

Chuyển đổi số đã trở thành cuộc cách mạng trong việc thay đổi chiến lược quản trị và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Quyết định 5316/QĐ-BYT về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nêu cao quyết tâm đến 2025 sẽ có 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; 100 % các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; 100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam.

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, kỳ vọng chưa bao giờ cao hơn trong giai đoạn này đối với ngành y tế. Chúng ta thấy rõ vai trò vô cùng quan trọng của chuyển đổi số trong y tế. Từ các ứng dụng truy vết, khai báo y tế cho đến những hệ thống hội chẩn từ xa giữa các bệnh viện đều vận hành hết sức hiệu quả đem đến những giá trị to lớn trong giai đoạn dịch của đất nước. Từ đó, nhận thức về vai trò của chuyển đối số cũng được nâng cao hơn trong gần hai năm qua.

Sự bùng nổ của chuyển đổi số khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu đã đem đến sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp digital marketing, blockchain, telehealth mà khi đó người dùng (bệnh nhân, cơ sở y tế, nhân viên y tế) được tiếp cận những thông tin chính thống, nhanh chóng thông qua các nền tảng y tế chuyên biệt.

ThS.DS. Trương Đạt

Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 của Quốc Hội và Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ về cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã giúp tháo gỡ nhiều nút thắt và cho phép ngành y tế chủ động thực hiện nhiều giải pháp “chưa có tiền lệ” nhằm mục đích thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trong đó, chính thức cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc từ xa cho người bệnh COVID-19, người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người. An toàn, hợp lý, hiệu quả khi sử dụng thuốc là yêu cầu bắt buộc của mỗi cơ sở, nhân viên y tế và người bệnh. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao đã giải quyết được bài toán về chất lượng sản xuất, bảo quản, lưu thông, phân thuốc. Tuy nhiên, thị trường dược phẩm là một thị trường “biến động, đa dạng”, việc cung cấp, truyền tải thông tin đến đúng đối tượng ngày nay là vô cùng quan trọng. Sự bùng nổ của chuyển đổi số khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu đã đem đến sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp digital marketing, blockchain, telehealth mà khi đó người dùng (bệnh nhân, cơ sở y tế, nhân viên y tế) được tiếp cận những thông tin chính thống, nhanh chóng thông qua các nền tảng y tế chuyên biệt.

Ngày nay, tỷ lệ người Việt Nam sở hữu thiết bị di động là 97%, laptop/máy tính bàn là 66,1%, máy tính bảng là 31,9%. Với tỷ lệ sử dụng các thiết bị nhiều như vậy, dự đoán rằng có 3 hoạt động người dân dành nhiều thời gian nhất trong một ngày bao gồm sử dụng Internet, sử dụng mạng xã hội và xem truyền hình.

Nhà nước, Thị trường và xã hội: ba trụ cột quan trọng của sự phát triển. Khi chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được cụ thể hoá, nhu cầu của xã hội, người dân ngày càng cao, thì đây là cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số, hiện thực hoá các chính sách giúp xã hội phát triển.

Avatar photo
ThS.DS. Trương Văn Đạt

UV Ban Thường vụ - Phó Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Dược sĩ trẻ Việt Nam, Nguyên Giảng viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh