Vai trò của dược sĩ trong khám chữa bệnh tại cộng đồng (1)
Dược sĩ được rèn luyện và trang bị bởi những kỹ năng đặc trưng như:
- Hiểu được nguyên tắc của đảm bảo chất lượng khi áp dụng vào y khoa
- Có khả năng cung cấp thông tin tư vấn cho bệnh nhân về những bệnh đơn giản, và tiếp xúc thường xuyên hơn với (với những bệnh nhân có bệnh lý cấp tính hoặc cấp /mạn hơn là tiếp xúc với những bệnh lý mạn tính , đa phần là bệnh lý mạn tính Bn sẽ theo phòng mạch của bác sĩ hoặc là vào bv khám định kì, dược sĩ ở nhà thuốc phải làm sao nhận biets được những dấu hiệu nguy hiểm tại thời điểm bệnh nhân mua thuốc, để hướng dẫn bệnh nhân đến bệnh viện kip thời,)những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính đang được theo dõi.
- Hiểu được sự phức tạp của chuỗi phân phối và các nguyên tắc giữ hàng tồn kho hiệu quả và luân chuyển hàng tồn kho
- Quen thuộc với cấu trúc giá áp dụng cho các sản phẩm thuốc có được trong thị trường mà họ hoạt động
- Quản lý nhiều thông tin kỹ thuật về sản phẩm đang có trên thị trường
- Và không kém phần quan trọng, họ cung cấp một sự giao thoa giữa kê đơn và bán thuốc, và khi làm như vậy, họ loại bỏ mọi xung đột lợi ích có thể nhận thấy hoặc tiềm ẩn giữa hai chức năng này.
Những hoạt động của dược sĩ cộng đồng bao gồm
- Xử lý đơn thuốc: đánh giá tính hợp phápo, an toàn và phù hợp của đơn thuốc, kiểm tra tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, và đảm bảo thuốc được giao cho bệnh nhân với sự hướng dẫn đầy đủ
- Quản lý bệnh nhân hoặc dược lâm sàng: thu nhận và tổng hợp thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, làm rõ hiểu biết của bệnh nhân về mục tiêu phác đồ điều trị và cách dùng, và tư vấn bệnh nhân về những cảnh báo khi dùng thuốc
- Theo dõi việc dùng thuốc: dược sĩ có thể tham gia vào việc giám sát dùng thuốc, như trong những dự án nghiên cứu thực hành, phân tích đơn thuốc để giám sát các sự kiện bất lợi của thuốc
- Sản xuất thuốc kịp thời và quy mô nhỏ: cho phép điều chỉnh công thức của một loại thuốc theo nhu cầu của từng bệnh nhân. Những phát triển mới về thuốc và hệ thống phân phối có thể mở rộng nhu cầu về các loại thuốc phù hợp với từng cá nhân và do đó làm tăng nhu cầu của dược sĩ về việc tiếp tục lập công thức dược phẩm. Ở một số quốc gia phát triển và đang phát triển, dược sĩ tham gia sản xuất thuốc quy mô nhỏ, phải phù hợp với hướng dẫn thực hành sản xuất và phân phối tốt.
- Tư vấn các triệu chứng của bệnh nhẹ: khi nhận được yêu cầu từ người dân để được tư vấn về các triệu chứng và nếu cần, chuyển các câu hỏi đến bác sĩ. Nếu các triệu chứng liên quan đến một bệnh nhẹ tự khỏi, dược sĩ có thể cung cấp thuốc không kê đơn, kèm theo lời khuyên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hơn vài ngày.
- Thông tin cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cộng đồng: tổng hợp thông tin về các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc mới ra mắt, cung cấp thông tin này khi cần thiết cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cho bệnh nhân, đồng thời sử dụng thông tin đó để thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý, bằng cách đưa ra lời khuyên và giải thích cho bác sĩ và cộng đồng
- Truyền thông sức khỏe: tham gia các chiến dịch nâng cao sức khỏe tại địa phương và quốc gia về nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe và đặc biệt là các chủ đề liên quan đến thuốc (ví dụ: sử dụng thuốc hợp lý, lạm dụng rượu, sử dụng thuốc lá, hạn chế sử dụng ma túy trong quá trình điều trị). mang thai, lạm dụng dung môi hữu cơ, phòng ngừa chất độc) hoặc các chủ đề liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác (bệnh tiêu chảy, bệnh lao, bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS) và kế hoạch hóa gia đình. Họ cũng có thể tham gia vào việc giáo dục các nhóm cộng đồng địa phương về nâng cao sức khỏe và trong các chiến dịch phòng chống dịch bệnh, chẳng hạn như Chương trình Tiêm chủng mở rộng, và các chương trình sốt rét và mù lòa.
- Cung cấp dịch vụ tại nhà: Ở một số quốc gia, dược sĩ cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như cung cấp thuốc cho người già và các bệnh nhân dài hạn khác ở tận nhà.
- Thực hành trong nông nghiệp và thú y
Tư vấn các triệu chứng thường gặp tại nhà thuốc
Để dễ dàng định hướng, cũng như tránh bỏ sót thông tin, một dược sĩ cộng đồng Derek Balon đã đưa ra các thông tin cần hỏi dựa trên phương pháp ghi nhớ ASMETHOD (2)
A – Age and appearance (tuổi và thể trạng)
S – Self or someone else (thông tin về bản thân hay người khác)
M – Medication (Thuốc đã dùng)
E – Extra medicines (Những thuốc đang dùng khác)
T – Time persisting (Thời gian kéo dài)
H – History (Tiền sử bệnh)
O – Other symptoms (Những triệu chứng khác)
D – Danger/red flag symptoms (Những dấu hiệu cảnh báo)
Các bộ câu hỏi khi tư vấn về các vấn đề cấp tính, thường gặp
1. Triệu chứng chóng mặt (3)
Tính chất chóng mặt: - Cảm giác xoay vòng | Định hướng nguyên nhân gợi ý - Rối loạn tiền đình đặc trưng bởi chóng mặt với cảm giác xoay vòng |
Thời gian kéo dài | Gợi ý nguyên nhân - Nếu chóng mặt thoáng qua vài giây có thể do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hoặc hạ huyết áp tư thế |
Có yếu tố khởi phát không | Chóng mặt do rối loạn tiền đình thường khởi phát bởi cử động đầu hoặc khi thay đổi tư thế |
Liên tục hay từng cơn | Chóng mặt liên tục có thể do: chấn thương, tác dụng của thuốc, viêm thần kinh tiền đình, nhồi máu não Chóng mặt từng cơn có thể do: bệnh Ménière, BPPV, hạ huyết áp tư thế, migraine tiền đình |
Có kèm triệu chứng khác không | - Ảnh hưởng thính giác thường gợi ý nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên |
Bệnh sử trước đây | Các bệnh trước đó, tiền sử chấn thương, thói quen nguy cơ cao gây đột quỵ,… có thể gợi ý vị trí tổn thương |
Thuốc đang sử dụng | Các thuốc có thể gây triệu chứng chóng mặt như: - Rượu |
Những dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ngay nếu chóng mặt có kèm theo:
- Đau đầu mới xuất hiện hoặc mức độ nặng
- sốt trên 38 độ C
- Nhìn thấy hình ảnh nhân đôi hoặc nhìn mờ
- Gặp vấn đề về khả năng nói hoặc nghe
- Yếu tay/chân hoặc mặt bị xệ xuống một bên, mất đối xứng
- Không thể tự đi
- Ngất
- Cảm giác tê hoặc châm chít
- Đau ngực
- Nôn ói nhiều
- Trên 60 tuổi
- Có tiền sử đột quỵ
- Có nguy cơ đột quỵ, như hút thuốc hoặc có đái tháo đường
2. Triệu chứng sốt (4)
Xác định lại chính xác có phải sốt không - Vị trí đo thân nhiệt | Sốt được xác định khi; sốt cũng thay đổi trong ngày: sáng sớm sốt khi - Nhiệt độ đo ở miệng > 37,2 oC vào buổi sáng - Nhiệt độ đo ở miệng > 37,7oC vào chiều tối - Nhiệt độ đo ở trực tràng cao hơn ở miệng khoảng 0,4oC và cao hơn ở nách 0,6oC Hiếm khi sốt vượt quá 41oC - Nhiệt kế thuỷ ngân cho kết quả chính xác hơn nhiệt kế điện tử |
Thời gian sốt | |
Tính chất cơn sốt - Liên tục | |
Dấu hiệu gợi ý nguyên nhân gây sốt | Hô hấp: ho, khó thở Hệ tiêu hoá: đau bụng, tiêu chảy Hệ niệu: tiểu khó, tiểu máu Hệ thần kinh: nhức đầu, cổ cứng, co giật Da: nhọt, áp xe |
3. Triệu chứng đau bụng (2)
Tuổi: trẻ em hay người lớn |
Thời gian kéo dài của triệu chứng |
Tiền sử bệnh trước đó |
Chi tiết về cơn đau Vị trí |
Triệu chứng kèm theo Mất cảm giác ngon miệng |
Chế độ ăn |
Có thay đổi chế độ ăn gần đây Sử dụng rượu Hút thuốc lá Thuốc sử dụng trước đó/mới sử dụng |
Những dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ngay:
- Trên 55 tuổi
- Sụt cân không giải thích được
- Khó nuốt
- Buồn nôn/nôn ói liên tục hoặc tái phát
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Bệnh nhân lo lắng về một khối ở bụng
- Máu trong dịch nôn hoặc phân
- Đau bụng liên lục, kéo dào, đặc biệt nặng lên khi liên quan đến bữa ăn
- Không đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton
4. Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi các bệnh mãn tính:
Đái tháo đường (5)
A. Chế độ ăn và sinh hoạt
- Ăn đầy đủ các nhóm chất, hạn chế thức ăn cung cấp đường nhanh (trái cây ngọt, bánh kẹo,…), nên ăn các loại tinh bột chuyển hoá chậm, các loại rau, ngũ cốc.
- Kiểm soát cân nặng, nên giảm cân nếu béo phì, không nên ăn kiêng thái quá để tránh hạ đường huyết
- Tăng cường vận động thể lực
- Giữ vệ sinh, đề phòng nhiễm trùng, tránh các vết xây xác tay chân, ..
- Sinh hoạt điều độ, tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
B. Dùng thuốc:
- Đảm bảo bệnh nhân hiểu các thông tin dùng thuốc và dùng đúng theo chỉ định
C. Phát hiện các biến chứng để tư vấn bệnh nhân đi khám sớm:
- Khát nước tăng lên, đái nhiều lên (đường huyết cao)
- Ý thức chậm chạp hoặc hôn mê (hôn mê tăng đường huyết)
- Vã mồ hôi, run chân tay (cơn hạ đường huyết): cho bệnh nhân uống nước đường rồi hướng dẫn bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử trí
- Đau bụng, nôn, buồn nôn (tăng đường huyết
- Tê chân tay (biến chứng thần kinh)
- Loét chân (biến chứng loét chân)
- Ho kéo dài (lao)
- Sốt kéo dài (nhiễm trùng)
- Đau chân khi đi lại (viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch chân)
- Phù (biến chứng thận)
D. Hướng dẫn bệnh nhân phát hiện và tự xử lý biến chứng hạ đường huyết:
- Triệu chứng hạ đường huyết: vã mồ hôi, đói lả, run tay, có thể hôn mê. Thường xảy ra khi bệnh nhân uống quá liều thuốc, hoặc bỏ bữa ăn trong khi vẫn uống thuốc.
- Khi có biểu hiện này, người bệnh nên uống ngay một cốc nước có đường (10 – 15 gam đường) hoặc ăn một thứ đồ ngọt (bánh, kẹo, quả chuối, …) hoặc một cốc nước trái cây ngọt.
- Sau khi hết triệu chứng nên đi khám để điều chỉnh lại liều thuốc
- Để tránh biến chứng hạ đường huyết, bệnh nhân nên ăn đúng giờ (không bỏ bữa) và uống thuốc đái tháo đường trước bữa ăn.
E. Giải thích kết quả khi đo đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường và xử lý:
- Đường huyết từ 4 – 6,9 mmol/L: đạt yêu cầu, tiếp tục điều trị như hiện tại
- Đường huyết từ 7 – 12 mmol/L: Chưa đạt yêu cầu, đề nghị tái khám để xem xét tăng liều thuốc điều trị, phối hợp với chế độ ăn và tăng hoạt động thể lực.
- Đường huyết trên 13 mmol/L, tái khám sớm để xem xét chỉnh liều thuốc
- Đường huyết dưới 3,9 mmol/L, xử lý hạ đường huyết bằng cách cho bệnh nhân uống một cốc nước có đường (10 – 15 gam đường), theo dõi các triệu chứng hạ đường huyết, hướng dẫn bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế để được xử trí tiếp tục
Tăng huyết áp (6)
A. Điều trị không dùng thuốc bao gồm:
- Hạn chế muối ăn < 5 g/ngày.
- Giới hạn lượng cồn tiêu thụ ở mức < 14 đơn vị/tuần đối với nam và < 8 đơn vị/tuần đối với nữ (1 đơn vị tương đương 125 ml rượu vang hoặc 250 ml bia).
- Tăng tiêu thụ rau, trái cây tươi, cá, các loại hạt và axít béo không bão hòa (ví dụ dầu ô-liu). Giảm tiêu thụ thịt đỏ. Khuyến khích dùng các sản phẩm ít béo từ sữa.
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân/béo phì. Đích BMI < 23 kg/m2. Đích vòng eo < 90 cm đối với nam và < 80 cm đối với nữ.
- Vận động thể lực mức độ vừa ít nhất 30 phút x 5-7 ngày/tuần. Hình thức vận động với năng lượng được sinh ra từ chuyển hóa hiếu khí (đi bộ, chạy bộ chậm, chạy, đạp xe, bơi lội)
- Bỏ thuốc lá (có biện pháp hỗ trợ).
B. Dùng thuốc:
- Đảm bảo bệnh nhân hiểu các thông tin dùng thuốc và dùng đúng theo chỉ định
- Nhắc nhở bệnh nhân tái khám định kì để tầm soát các biến chứng tổn thương cơ quan đích hoặc chỉnh liều thuốc nếu cần
C. Giải thích kết quả đo huyết áp:
Huyết áp mục tiêu cần đạt chung là <140/90mmHg nhưng dung nạp tốt cần đích <130/80mmHg, xem xét ranh giới đích bảo đảm hạ HA thấp ở mức an toàn:
- HA tâm thu với THA chung, THA có đái tháo đường, bệnh mạch vành, Đột quỵ, TIA ở tuổi 18-65t là giữa 130 và 120mmHg & HA tâm trương 80-70mmHg;
- > 65t HA tâm thu giữa 130-140mmHg & HA tâm trương 80-70mmHg
Huyết áp cần đi khám ngay:
- Tăng huyết áp độ 3: huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg
- Tăng huyết áp kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, đau ngực, khó thở, choáng váng. Người bệnh não tăng HA có thể có ngủ gà, lơ mơ, mù vỏ não. Tuy nhiên khi có khiếm khuyết thần kinh khu trú phải nghĩ đến đột quị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- WHO Consultative Group on the Role of the Pharmacist in the Health Care System (3rd: 1997: Vancouver, Canada) & World Health Organization. Division of Drug Management and Policies. (1997). The role of the pharmacist in the health care system : preparing the future pharmacist : curricular development : report of a third WHO Consultative Group on the Role of the Pharmacist, Vancouver, Canada, 27-29 August 1997
- Alison Blenkinsopp, Martin Duerden, John Blenkinsopp. Symptoms in the pharmacy : a guide to the management of common illnesses. 9th edition. Hoboken, NJ: Wiley, 2023.
- Muncie HL, Sirmans SM, James E. Dizziness: Approach to Evaluation and Management. Am Fam Physician. 2017 Feb 1;95(3):154-162. PMID: 28145669.
- Charles A. Dinarello, Reuven Porat, Fever , Harrisons Principles Of Internal Medicine, 19th edition, 2015, Chapter 23.
- Quản lý bệnh đái tháo đường : https://vncdc.gov.vn/quan-ly-benh-dai-thao-duong-nd14581.html
- Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam.