Cách nhận biết chóng mặt do rối loạn tiền đình

Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp, trong đó, rối loạn tiền đình là nguyên nhân hàng đầu gây nên triệu chứng chóng mặt. Vậy nên, làm thế nào để biết bạn bị chóng mặt do nguyên nhân tiền đình, có những loại rối loạn tiền đình nào và triệu chứng nào gợi ý cho chẩn đoán của bác sĩ, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

1.Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tiền đình:

Hệ thống tiền đình là hệ thống thần kinh chính liên quan đến cân bằng, bao gồm: bộ máy tiền đình tai trong; dây thần kinh tiền đình; nhân tiền đình ở thân não và tiểu não, có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tổn thương một trong cá các bộ phận của hệ thống tiền đình hoặc mất liên kết giữa các đường truyền tín hiệu sẽ gây nên những biểu hiện của rối loạn tiền đình.  (1)

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn tiền đình, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác như nhìn mờ, nghe kém, buồn nôn, đi loạng choạng,… Tuỳ theo nguyên nhân tổn thương sẽ có các biểu hiện khác nhau.

Trước tiên, cần phân biệt các loại chóng mặt:

  • Chóng mặt (vertigo) là cảm giác chuyển động của bản thân hoặc môi trường xung quanh khi thật sự không có chuyển động. Thường thì bệnh nhân mô tả là quay vòng – một cảm giác quay hoặc lăn tròn; có một vài trường hợp cảm thấy bị kéo sang một bên. Chóng mặt không phải là chẩn đoán- đó chỉ là mô tả của một cảm giác. (2)

ảnh mờ của người phụ nữ bị chóng mặt hoặc chóng mặt hoặc các vấn đề sức khỏe khác của não hoặc tai trong. - chóng mặt (vertigo) hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

  • Choáng váng (dizziness): cảm giác rối loạn định hướng không gian, mất thăng bằng, người bệnh bước đi khó khăn với cảm giác dễ té ngã (3)
  • Tiền ngất (presyncope): thường xảy ra trước khi bệnh nhân có cơn ngất, có thể từ nhẹ hoặc đến mức mất nhận thức. Thường do các nguyên nhân như, loạn nhịp, hạ huyết áp tư thế, tác dụng của thuốc,.. dẫn đến giảm tưới máu não. (4)
  • Nhẹ đầu (light-headedness): cảm giác gần giống với sắp ngất, là kết quả của việc giảm tưới máu não, thường được mô tả bởi bệnh nhân, ít đặc hiệu, có thể kèm theo triệu chứng nhìn mờ hoặc mất thăng bằng. (4)

2. Phân loại rối loạn tiền đình: (5)

Phân biệt nguyên nhân từ trung ương hay ngoại biên có thể giúp định hướng chẩn đoán:

Tiền đình ngoại biên

Tiền đình trung ương

Tổn thương

Tổn thương ống bán khuyên, soan nang, cầu năng ở tai trong hoặc nhánh tiền đình của dây số 8

Tổn thương nhân tiền đình, tiểu não, thân não, tuỷ sống, phần tiền đình vỏ não

Triệu chứng

Chóng mặt (vertigo)

Ngắt quãng, từng cơn, biểu hiện thường nặng

Chóng mặt liên tục, thường ít nặng, ít ảnh hưởng

Rung giật nhãn cầu (nystagmus)

Luôn luôn có, không theo phương hướng, không di chuyển theo chiều dọc

Có thể không có, nhãn cầu di chuyển theo một hoặc hai hướng, có thể theo chiều dọc

Mất thính giác hoặc ù tai

Thường biểu hiện

Hiếm gặp

Các dấu của thân não hoặc tiểu não*

Không có

Thường biểu hiện

Nguyên nhân

- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
- Bệnh Ménière
- Viêm thần kinh tiền đình
- Xơ hoá tai giữa

- Nhồi máu não
- Migraine tiền đình
- U góc cầu-  tiểu não
- Xơ rải rác từng đám

* Giảm vận động hoặc cảm giác, tăng phản xạ, đáp ứng duỗi bàn chân, rối loạn vận ngôn, mất điều hoà các chi 

3. Chẩn đoán rối loạn tiền đình:

Lâm sàng:

Những thông tin cần khai thác từ bệnh nhân chóng mặt bao gồm:  thời gian triệu chứng diễn ra, triệu chứng gián đoạn hay liên tuỵ, có yếu tố kích thích khởi phát cơn chóng mặt không và những triệu chứng kèm theo, cũng như tiền sử bệnh trước đó.

Thăm khám lâm sàng giúp định hướng tổn thương và khác nhau bởi những nhóm nguyên nhân.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) (2)

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là nguyên nhân gây chóng mặt tái phát thường gặp nhất. Mỗi cơn chóng mặt thường kéo dài từ 15-20s, và khởi phát do chuyển động xoay đầu, như nằm xuống, ngồi dậy hoặc ngửa đầu. Các cơn chóng mặt gây ra do viên sỏi rơi vào ống bán khuyên trong tai, khi chuyển động đầu viên sỏi cũng chuyển động theo gây cảm giác chóng mặt và buồn nôn.

BPPV có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở người từ 50-70 tuổi, 50-70% người lớn tuổi không có nguyên nhân, nhưng chấn thương đầu có thể là nguyên nhân ở người trẻ tuổi

Bệnh Ménière (2)

Bệnh Ménière gây chóng mặt và mất thính giác một bên, có thể kèm theo đau, căng và cảm giác bị đầy bên tai bị ảnh hưởng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất từ 20-60 tuổi.  Mức độ chóng mặt trong bệnh Ménière làm bệnh nhân phải nằm nghỉ và có thể có nôn ói, mất thăng bằng.

Nguyên nhân gây nên là do tăng quá mức nội dịch dẫn tới rối loạn chức năng tai trong, cơ chế chính xác vẫn chưa rõ. 

Viêm thần kinh tiền đình (2)

Viêm thần kinh tiền đình được cho là có nguyên nhân từ virus, thường gặp nhất ở người từ 30-50 tuổi. Triệu chứng của bệnh bao gồm, chóng mặt liên tục, buồn nôn, nôn ói, nhìn mờ và mất thăng bằng. Khác với BPPV, triệu chứng chóng mặt vẫn xảy ra cả khi đầu giữ yên không chuyển động. Giảm thính giác không xảy ra, bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên bệnh sử và thăm khám.

Nhồi máu não (2)

Hệ động mạch đốt sống thân nền cung cấp máu cho thân não, tiểu não và tai trong. Bất kì một tắc nghẽn nào ở các nhánh chính cung cấp máu có thể gây nên rối loạn tiền đình.

Chẩn đoán dựa vào bệnh sử có các triệu chứng của thân não như song thị, rối loạn vận ngôn, yếu cơ,… 

Đột quỵ là một tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân cần được đến cơ sở y tế để xử trí nhanh nhất. Các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra nhanh chóng, một cách để nhớ được những dấu hiệu gợi ý đột quỵ là từ BE FAST. (6)

B- Balance is off

Mất thăng bằng

E – Eyes have trouble seeing

Mắt nhìn mờ

F- Face is unven

Mặt lệch, mất đối xứng

 
A- Arm is weak

 
Yếu tay

S - Speech is strange

Phát âm khó nghe

 
T – time to call an ambulance

Gọi cấp cứu

Migraine tiền đình (2)

Chóng mặt từng đợt trên bệnh nhân có tiền sử đau đầu migraine gợi ý bệnh migraine tiền đình. Migraine tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất gây chóng mặt từng đợt ở trẻ em. Ở người lớn, phụ nữ có nguy cơ mắc gấp 3 lần so với nam giới, thường gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm có ít nhất 5 đợt biểu hiện triệu chứng tiền đình ở mức độ trung bình nặng kéo dài từ 5 phút đến 72 giờ, với tiền sử có đau đầu migraine, có các đặc điểm của migraine và ít nhất 50% triệu chứng tiền đình, và không có nguyên nhân khác gây ra triệu chứng tiền đình

Cận lâm sàng (2)

Hầu hết các bệnh nhân chóng mặt không cần thêm cận lâm sàng để chẩn đoán. Chỉ có khoảng 0,6% trong tổng số hơn 4000 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm giải thích được cho nguyên nhân chóng mặt của họ. Người bệnh có các bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp,…) có thể cần xét nghiệm đường huyết và điện giải. Bệnh nhân tim mạch nên đo điện tâm đồ, holter và một số test đặc biệt khác.

Xét nghiệm hình ảnh thường quy thường không có chỉ định. Tuy nhiên, nếu có những bất thường về triệu chứng thần kinh, trong đó có mất thính giác không đối xứng, bệnh nhân cần được chụp CT-scan hoặc MRI để đánh giá các bệnh mạch máu não.

Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo để định hướng, chẩn đoán và quyết định điều trị cuối cùng phụ thuộc vào bác sĩ thăm khám, điều trị.

Vai trò của dược sĩ trong tư vấn bệnh tiền đình ở bệnh nhân (7)

Chóng mặt có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và thường liên quan đến các tình trạng thần kinh, tim mạch và tâm thần, cũng như việc sử dụng nhiều loại thuốc. Những triệu chứng này có thể nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. 

Vai trò của dược sĩ trong việc kiểm soát triệu chứng chóng mặt bao gồm

  • Rà soát lại tiền sử dùng thuốc và bệnh của bệnh nhân, hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân (ví dụ: mức độ nghiêm trọng, khởi phát, thời gian kéo dài và các triệu chứng liên quan). 
  • Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân nhận biết liệu chóng mặt có thể nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế thêm hay không. 
  • Sau khi có đánh giá và chẩn đoán chóng mặt, kế hoạch điều trị thích hợp, dược sĩ nên tư vấn cho bệnh nhân uống (các) thuốc đúng cách, cảnh báo họ về các tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến thuốc và khuyến khích các bài tập tiền đình (khi cần thiết) để hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.
luật sư và bác sĩ - bác sĩ tư vấn bệnh nhân hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Avatar photo
DS. Bùi Thanh Nguyệt